HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH Ở PHỤ NỮ CÓ THAI
Mang thai dẫn đến những thay đổi lớn của cơ thể với nhiều triệu chứng khác nhau. Nếu bạn có thai và thường xuyên bị tiêu chảy hay khó tiêu, rất có thể bạn đang bị hội chứng ruột kích thích.
Hẳn nhiên không phải ai mang thai cũng gặp phải tình trạng trên, tuy nhiên trong khi một số người xem kích ứng đường ruột là khái niệm xa lạ, thì số khác lại quá khổ sở với những triệu chứng không hề mong đợi: táo bón, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa…
Hội chứng ruột kích thích có thể xấu đi trong quá trình mang thai do sự thay đổi hormone. Tuy nhiên không có bằng chứng nào chỉ ra rằng phụ nữ bị hội chứng ruột kích thích có các triệu chứng nặng lên sau sinh.
Hội chứng ruột kích thích gồm nhiều triệu chứng khác nhau và nó có thể bị ảnh hưởng bởi sự nhạy cảm với một số loại thực phẩm nhất định. Nếu bạn mang thai, bạn nên cẩn trọng hơn trong việc trị bệnh vì nó có thể gây ảnh hưởng tiềm tàng với đứa trẻ. Nếu bạn đã được chẩn đoán bệnh trước đó hoặc mới được chẩn đoán khi mang thai, bạn nên có các biện pháp để kiểm soát triệu chứng hiện tại và sau sinh.
Những triệu chứng phổ biến của hội chứng ruột kích thích
Những triệu chứng phổ biến của hội chứng ruột kích thích bao gồm:
- Thường xuyên bị tiêu chảy
- Táo bón
- Đau bụng
- Co thắt
- Đầy hơi
Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích trong thời kì mang thai có thể gặp khó khăn vì nó có các triệu chứng tương tự với các biểu hiện khi mang thai. Ví dụ như, táo bón là triệu chứng rất phổ biến trong bệnh này, nhưng 1/3 số phụ nữ mang thai than phiền rằng họ bị táo bón trong 3 tháng cuối thai kì.
Bạn sẽ dễ bị táo bón hơn khi bạn mang thai bởi vì trọng lượng lớn đè lên ruột của bạn. Các bác sĩ khuyên rằng nên sử dụng vitamin trước sinh và bổ sung thêm chất xơ để cải thiện tình trạng này.
Đầy hơi là một triệu chứng khác dễ bị bỏ qua ở phụ nữ mang thai bị hội chứng ruột kích thích. Khi có thai, cơ thể bạn sẽ giữ lại nhiều nước để phát triển thai nhi. Sự đầy hơi quá mức cũng khó để xác định có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích hay không?
Kiểm soát hội chứng ruột kích thích trong thời kỳ có thai
Thay đổi lối sống của bạn là cách tốt nhất để điều trị hội chứng ruột kích thích trong thời kỳ có thai, đặc biệt là chế độ ăn. Hãy ăn nhiều ngũ cốc hơn nếu như bạn đang bị táo bón. Tránh các thực phẩm kích thích (đỗ, bông cải xanh, cải bắp, súp lơ) vì nó có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy.
Người bị hội chứng ruột kích thích, đặc biệt đang trong thời kì mang thai nên tránh sử dụng rượu, cafein (cà phê, trà, nước sô đa), đồ rán, sản phẩm nhiều chất béo.
Phòng ngừa các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích khó được chẩn đoán cũng như kiểm soát trong thời kì có thai. Tự mua thuốc và thảo dược có thể không an toàn với thai. Bạn nên thảo luận với bác sĩ để có kế hoạch ngăn ngừa các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Một chế độ ăn uống hợp lí có thể cũng làm giảm lo lắng và giúp giảm triệu chứng. Tập luyện và uống đủ nước sẽ giúp bạn điều hòa nhu động ruột. Bạn không nên sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
Bài viết: "HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH Ở PHỤ NỮ CÓ THAI"
Nguồn: Tổng hợp
Biên tập: Ferrumplus.vn