5 XÉT NGHIỆM CẦN LÀM TRƯỚC KHI MANG THAI
Xét nghiệm trước khi mang thai là tiền đề tốt đẹp cho một thai kì mẹ khỏe mạnh, con yêu phát triển toàn diện. Khi có các dấu hiệu mang thai, việc kiểm tra sức khỏe tổng quát và làm các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ trước khi mang thai sẽ giúp phát hiện những bất thường, những nguy cơ và tránh được các rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra trong thai kì.
Việc kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai sẽ được thực hiện với cả vợ và chồng. Có một số lưu ý nho nhỏ bạn nên chú ý trước khi thực hiện xét nghiệm như sau: Hai vợ chồng đi thực hiện kiểm tra sau khi vợ hết kinh nguyệt 3 - 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, hai vợ chồng kiêng không quan hệ tình dục. Các kiểm tra sẽ được làm vào buổi sáng nên nhớ nhịn ăn để bụng rỗng và uống nhiều nước lọc.
1. Xét nghiệm máu
Cần thực hiện xét nghiệm công thức máu trước hết để xác định tình trạng thiếu máu và có cần bổ sung sắt hay không. Mang thai, cơ thể mẹ sẽ cần gấp đôi lượng sắt đưa vào cơ thể. Nếu không được chuẩn đoán và điều trị, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Mục đích thứ hai là xác định nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu và dự phòng tai biến khi sinh, quan trọng nhất là xác định nhóm máu Rh âm tính hay dương tính. Nếu vợ âm tính với Rh (Rh-), còn chồng dương tính với Rh (Rh+) thì bé có thể mang Rh(+). Trường hợp này sau khi mang thai lần đầu, trong quá trình sinh nở cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra các kháng thể chống lại Rh+, các kháng thể này sẽ tồn tại trong cơ thể người mẹ trong nhiều năm. Đến lần sinh thứ hai, nếu thai nhi có nhóm máu Rh +, sẽ có nguy cơ bị các kháng thể của người mẹ tấn công, gây ra hiện tượng ngưng kết hồng cầu trong máu của thai nhi, nguy cơ sảy thai là rất cao. Việc xét nghiệm nhóm máu Rh sẽ giúp các bác sỹ phòng ngừa tai biến bằng cách trung hòa kháng thể Rh+ trong cơ thể người mẹ sau lần sinh đầu tiên.
2. Xét nghiệm nước tiểu
Đây là biện pháp hiệu quả giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh nhiễm trùng tiết niệu (UIT), đặc biệt khi chưa có biểu hiện của bệnh. Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cũng có thể giúp bác sỹ phát hiện các bệnh lây qua đường tình dục. Các bệnh về thận cũng có thể được phát hiện nhờ xét nghiệm này.
Thực hiện xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp mẹ phát hiện và chữa trị dứt điểm các bệnh này trước khi mang thai, tránh được nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm khi bước vào thai kỳ cũng như giảm khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.
3. Kiểm tra sức khỏe tổng quát
Thực hiện kiểm tra tổng quát các cơ quan tim, gan, phổi, siêu âm ổ bụng trước khi mang thai để phát hiện các vấn đề bất thường:
Các sản phụ mắc các bệnh đặc biệt nguy hiểm liên quan đến tim mạch như suy tim cấp độ 3-4, ung thư giai đoạn 1,… nên có sự cân nhắc cẩn thận trước khi mang thai về khả năng ảnh hưởng của thai nhi đến bệnh của mẹ cũng như khả năng di truyền bệnh từ mẹ sang con. Trường hợp vẫn có thể mang thai thì cần điều trị tốt và cần có sự kết hợp theo dõi cẩn thận, đầy đủ trong suốt thời kỳ mang thai giữa bác sỹ chuyên khoa và bác sĩ sản khoa.
Nếu mẹ mắc các bệnh về gan do virus, tỉ lệ truyền bệnh từ mẹ sang con là rất cao. Các bệnh lý như viêm gan siêu vi B, C có khả năng lây truyền từ mẹ sang con thông qua nhau thai và tiếp xúc trong quá trình sinh nở. Các bà mẹ mắc viêm gan virus được khuyến cáo không nên cho con dùng sữa mẹ. Xét nghiệm gan nên thực hiện trước 3 tháng mang thai.
4. Kiểm tra phụ khoa - nam khoa
Việc kiểm tra, thăm khám phụ khoa - nam khoa cần được hai bố mẹ cực kì lưu ý.
Kiểm tra phụ khoa - nam khoa giúp phát hiện các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai… có thể dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh tình dục vô tình lây truyền sang cho người vợ hoặc chồng sẽ gây tổn hại đến khả năng sinh sản, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Trường hợp mẹ bị viêm nhiễm âm đạo, viêm nhiễm cổ tử cung,… thì cần có biện pháp điều trị hiệu quả đến khi khỏi hẳn hoàn toàn và phải trải qua ít nhất 3 chu kỳ kinh mới được thụ thai. Còn nếu bố bị mắc các vấn đề như tinh hoàn ẩn, u nang tinh hoàn, viêm đường tiết niệu,... cũng cần trị dứt điểm trước khi thụ thai.
5. Xét nghiệm nhiễm sắc thể
Khi một trong hai vợ chồng có một trong các yếu tố sau đây: Tiền sử gia đình có mắc bệnh di truyền, người vợ đã từng sảy thai hoặc từ 35 tuổi trở lên,... khi đó, hãy trao đổi thành thật với bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm trước khi mang thai. Bất thường nhiễm sắc thể là nguyên nhân phổ biến dẫn đến các ca sảy thai. Thực hiện kiểm tra các vấn đề về di truyền để biết khả năng mắc các bệnh di truyền từ bố mẹ và được tư vấn trước khi mang thai có thể giúp bạn an tâm rằng con bạn sẽ không có nguy cơ bị các bệnh này.
Xét nghiệm này nên được thực hiện 3 tháng trước khi mang thai.
Khi có kế hoạch mang thai, các bố mẹ nhớ thực hiện các kiểm tra trên nhé!
Bài viết: “5 KIỂM TRA CẦN LÀM TRƯỚC KHI MANG THAI”
Nguồn: Tổng hợp
Biên tập: Ferrumplus.vn
2 BÌNH LUẬN
sehoova
11/ 11/ 2022buy cheap cialis online Aromatase inhibitors AIs function by inhibiting aromatase, the enzyme found in body fat, adrenal glands, and breast tissue, as well as tumor cells responsible for converting other steroid hormones into estrogen
Oppodasob
31/ 05/ 2022Kamagra Pharmacie Aucune Cxfgji https://newfasttadalafil.com/ - cialis viagra combo pack Viagra Sale Canadian Cialis Bdzgld Scientists in the Philippines M E DICI N E I N T H E I N DUS T R I A L AGE Lister and Antiseptics PERATION SUCCESSFUL PATIENT DIED was a common entry in thcentury hospital records. Siukfq https://newfasttadalafil.com/ - Cialis