Dấu hiệu cơ thể cần bổ sung sắt (P2)
6. Thường xuyên mất một lượng máu nhất định
Những người thường xuyên mất máu đều có nhu cầu bổ sung thêm sắt. Đó có thể là những người hiến máu định kỳ, và những người mắc chứng xuất huyết tiêu hóa. Xuất huyết tiêu hóa thường đến từ những nguyên nhân như loét dạ dày, ung thư dạ dày, v.v. Những người mắc chứng thiếu sắt thường xuyên thường được khuyên không nên hiến máu thường xuyên.
7. Đang điều trị thay thế thận
Những bệnh nhân tham gia điều trị thay thế thận rất cần bổ sung sắt, bởi thận là cơ quan đóng vai trò sản xuất hoocmon thúc đẩy cơ thể tạo hồng cầu. Nếu thận không hoạt động khỏe, thì chứng thiếu máu là một căn bệnh đi kèm nguy hiểm.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ mất một lượng máu nhỏ, và thông thường thực đơn cho bệnh nhân điều trị thay thế thận cũng rất hạn chế lượng sắt nạp vào cơ thể. Một số loại thuốc điều trị thay thế thận sử dụng một lượng đáng kể sắt hoặc gây gián đoạn quá trình hấp thu sắt của cơ thể.
Những bệnh nhân điều trị thay thế thận cần trao đổi thường xuyên với bác sĩ để tìm ra phương pháp phù hợp duy trì lượng sắt trong cơ thể.
8. Bạn đang sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt
Một số loại thuốc điều trị sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Một số trong số đó là:
+ Quinolones
+ Panmycin
+ Zantac và Prilosec trong điều trị viêm loét, ợ nóng và các bệnh tiêu hóa khác
+ Thuốc ACEI trong điều trị cao huyết áp
+ Colestid và Prevalite trong điều trị giảm cholesterol
Nếu lo lắng rằng một loại thuốc đang sử dụng có thể dẫn tới thiếu máu, hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ. Tuy nhiên, bệnh nhân tuyệt đối không được phép tự ý ngưng dùng thuốc nếu không có chỉ dẫn trực tiếp.
9. Những bệnh nhân ADHD (tăng động giảm chú ý)
Một nghiên cứu năm 2014 được xuất bản trong tạp chí Y Khoa & Sức Khỏe Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng tình trạng thiếu máu có ảnh hưởng ngày càng chặt chẽ với chứng tăng động giảm chú ý.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ở trẻ em mắc chứng ADHD có lượng sắt và ferritin (một loại protein trong cơ thể giúp tích trữ sắt trong tế bào) trong máu thấp hơn mức bình thường.
10. Gặp những cơn ho trong quá trình sử dụng ACEI
ACEI thường được kê đơn trong quá trình điều trị khá nhiều các chứng bệnh, bao gồm:
+ Bệnh tim mạch
+ Bệnh cao huyết áp
+ Tiểu đường loại II
+ Bệnh dạ dày nhẹ
Ho khan là một tác dụng phụ khá phổ biến khi sử dụng ACEI trong quá trình điều trị. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên báo Tạp chí của Hệ thống Renin - Angiotensin - Aldosterone chỉ ra rằng, những bệnh nhân bổ sung 200 milligram vi chất ferrous sulfate mỗi ngày, ít nhất 2 giờ trước khi uống ACEI, giảm đáng kể triệu chứng ho.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, việc bổ sung sắt làm tăng lượng Nitric Oxit trong máu, giúp giảm các triệu chứng ho liên quan đến thuốc ACEI
Lời kết
Phần lớn mọi người sẽ phản ứng tốt với thuốc bổ sung sắt, thường ở dạng viên nang. Những người có hàm lượng sắt quá thấp có thể sẽ cần đến liều tiêm bổ sung.
Thời điểm tốt nhất để bổ sung sắt là khi đang hơi có cảm giác đói, bởi thức ăn có thể làm giảm lượng sắt cơ thể có thể hấp thụ. Hoặc hãy bổ sung sắt với những thức ăn, thức uống chứa vitamin C bởi chúng làm tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Luôn bổ sung sắt trong liều dùng khuyến cáo, bởi quá nhiều sắt sẽ trở nên độc hại, đặc biệt với trẻ em.
Sản phẩm bổ sung sắt công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới - Thực phẩm bảo vệ sức khỏe FERRUMPLUS là giải pháp hữu hiệu cho bệnh nhận thiếu máu: Sắt dạng dung dịch có vị dâu dễ uống, sắt dạng viên nang tăng hấp thu sắt và loại bỏ những tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như buồn nôn, táo bón, đồng thời hạn chế tương tác của sắt làm giảm tác dụng của vitamin và acid béo, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hiệu quả nguy cơ thiếu máu cho thiếu sắt.
Nguồn: Healthyline